Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 33-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Thường trực Tỉnh ủy đã kết luận: Cấp ủy, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục sinh hoạt, quán triệt sâu kỹ Chỉ thị 40 của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 33 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong đó, chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể các cấp tiến hành rà soát, mở tài khoản các nguồn vốn quỹ của cơ quan, đơn vị mình đang quản lý tại Ngân hàng chính sách xã hội để góp phần tạo thêm nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, chậm nhất vào tháng 12/2019; tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, cho đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và tính nhân văn của tín dụng chính sách xã hội; rà soát, đánh giá, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Ngân hàng chính sách xã hội với Mặt trận, các đoàn thể, các ngành, các địa phương, trong đó lưu ý 3 việc: Mặt trận, đoàn thể các cấp tiến hành kiểm điểm, đánh giá lại công tác tuyên truyền, vận động và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế; hàng năm, bắt đầu từ năm 2020, đưa nhiệm vụ thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội vào danh mục tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức, cá nhân; phối hợp tăng cường hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội.
Với những giải pháp cụ thể nêu trên, hy vọng các mục tiêu đề trong thời gian đến như: Phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận các sản phảm, dịch vụ từ Ngân hàng chính sách xã hội; đến năm 2025, tỷ lệ vốn ngân sách của địa phương (tỉnh, huyện) ít nhất bằng bình quân chung của cả nước và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh dưới 0,5%... sẽ sớm đạt kết quả.